3 thói quen phá hoại gan nghiêm trọng: ung thư gan không còn là điều hiếm gặp

3 thói quen phá hoại gan nghiêm trọng: ung thư gan không còn là điều hiếm gặp

Ngoài việc thức khuya, có nhiều hành vi gây hại cho gan không kém Bài viết này sẽ tiết lộ một số thói quen ít ngờ tới Đó là uống quá nhiều rượu bia, lạm dụng thuốc và ăn thực phẩm bị nấm mốc

Theo Tiến sĩ y khoa Hoàng Xuân (Đài Loan, Trung Quốc), mặc dù gan được coi là "bậc thầy" trong việc loại bỏ độc tố khỏi cơ thể nhưng lại không phải là cơ quan không thể bị độc tố xâm nhập. Gan chỉ giỏi trong việc đựng và bù trừ độc tố, vì vậy việc phát hiện sớm những bất thường với gan rất khó. Nhiều người chủ quan vì không thấy dấu hiệu bất thường từ gan mà ít quan tâm đến việc bảo vệ và chăm sóc cơ quan này, thậm chí còn "lạm dụng" cho nó.

Thói quen thức khuya lâu ngày là một trong những thói quen "tàn phá" gan nhanh nhất. Ông giải thích rằng, gan hoạt động tốt nhất khi cơ thể nằm trong trạng thái ngủ sâu, từ 23h đến 3h sáng là thời gian quan trọng nhất cho gan thực hiện chức năng.

Do đó, nếu chúng ta thức khuya và ngủ sau 23h, thì sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ sinh học của cơ thể, gây ra rối loạn chức năng và tăng gánh nặng cho gan do sự sản sinh quá nhiều các chất độc hại trong quá trình oxi hóa, kích hoạt tế bào kupffer độc hại, dẫn đến suy giảm chức năng gan, yếu dần và mắc nhiều bệnh gan như viêm gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan… Tuy nhiên, Tiến sĩ Hoàng Xuân cũng chia sẻ rằng còn có 3 thói quen "lạm dụng gan" cũng gây hại nhanh hơn cả việc thức khuya mà nhiều người không để ý. Đó là:

1. Uống nhiều rượu bia

3 thói quen phá hoại gan nghiêm trọng: ung thư gan không còn là điều hiếm gặp

Uống quá nhiều rượu bia không chỉ là thói quen có hại mà còn là một trong những nguyên nhân chính gây tổn thương cho gan. Cần phải lưu ý rằng, khi chúng ta uống rượu bia, gan phải đối mặt với việc giải độc hóa một lượng lớn chất cồn và các chất chuyển hóa do rượu tạo ra. Điều này khiến gan chịu áp lực lớn và nhiễm độc nặng nề do việc xử lý 90% lượng cồn không được đào thải qua các kênh khác.

Uống rượu bia lâu ngày gây suy giảm chức năng, mất một số tế bào gan trong trường hợp nhẹ. Còn trường hợp nặng sẽ gây tổn thương không thể phục hồi đối với một số lượng lớn tế bào gan, ví dụ sẽ tiến triển thành “xơ gan do rượu” và phát triển thành ung thư gan nguy hiểm tính mạng.

2. Lạm dụng thuốc

Nhiều người cho rằng lạm dụng thuốc, uống thuốc bừa bãi (bao gồm cả thuốc bổ) chỉ hại cho dạ dày mà không biết nó đang bào mòn chức năng giải độc của gan.

Gan đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ độc tố và chuyển hóa thuốc. Lạm dụng thuốc có thể gây suy gan, làm suy giảm khả năng chuyển hóa, loại bỏ độc tố và tiết ra thuốc. Điều này dẫn đến tình trạng tích tụ thuốc trong cơ thể, gây nguy cơ ngộ độc và tổn thương gan.

Do đó, tránh lạm dụng thuốc và tự ý điều chỉnh liều lượng. Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là tác dụng đối với gan. Luôn tuân theo hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc.

3. Ăn thực phẩm bị nấm mốc

Nhiều người thường không quan tâm đến sức khỏe của mình và ăn thực phẩm bị nấm mốc, do tiết kiệm hoặc thiếu kiến thức. Tuy nhiên, thực phẩm nấm mốc thực sự có thể gây hại nghiêm trọng cho gan, với khả năng gây ra ung thư gan do chứa nhiều chất độc như Aflatoxin, Patulin, Fumonisin, Zearalenone và Nivalenol. Các chất độc này có thể gây thoái hóa hoặc hoại tử tế bào gan, và được WHO cảnh báo là nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan.

3 thói quen phá hoại gan nghiêm trọng: ung thư gan không còn là điều hiếm gặp

Thực phẩm nấm mốc chứ chất Aflatoxin gây bệnh ung thư gan (Ảnh minh họa)

Chú ý rằng chất độc này không thể loại bỏ hoàn toàn ngay cả khi đã cắt bỏ phần nấm mốc, thậm chí sau khi nấu chín thực phẩm. Vì vậy, tốt nhất nên vứt bỏ thực phẩm đã nấm mốc, không nên tiếc rẻ và rước bệnh vào cơ thể. Ngoài ra, ăn quá nhiều mỡ, thức ăn nhanh và thực phẩm muối chua có thể gây hại cho gan không kém gì thức khuya nữa.

Nguồn và ảnh: ETtoday, Eat This, Health People