Thử nghiệm A/B là gì? Quy trình thực hiện thử nghiệm A/B

Thử nghiệm A/B là gì? Quy trình thực hiện thử nghiệm A/B

Phương pháp thử nghiệm A / B là một trong những phương pháp nghiên cứu, phổ biến trong Marketing và các lĩnh vực khác. Trong bài viết này, hocmarketing.org sẽ giúp bạn hiểu rỗ thử nghiệm A / B là gì, cũng như cách thức áp dụng A/B trong Marketing.

Thử nghiệm A/B là gì? Quy trình thực hiện thử nghiệm A/B

Phương pháp thử nghiệm A / B là một trong những phương pháp nghiên cứu, phổ biến trong Marketing và các lĩnh vực khác. Trong bài viết này, hocmarketing.org sẽ giúp bạn hiểu rỗ thử nghiệm A / B là gì, cũng như cách thức áp dụng A/B trong Marketing.

Thử nghiệm A/B là gì?

Thử nghiệm A/B (còn được gọi là thử nghiệm phân tách - A/B testing) là một phương pháp được sử dụng trong Marketing để so sánh hai phiên bản của một sản phẩm hoặc quy trình, nhằm xác định phiên bản nào thành công hơn. Ngoài ra, A/B còn có thể áp dụng cho ở các khía cạnh khác như giao diện website, giao diện ứng dụng di động, chiến dịch Email Marketing, dịch vụ hỗ trợ...

Một trong những ví dụ có thể dễ thấy nhất chính là giao diện của trang công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới - Google. Nếu các bạn tinh ý có thể nhận thấy rằng, Google thường xuyên có những bản cập nhật thay đổi về giao diện (màu sắc, font chữ, cách sắp xếp...) nhưng không đồng nhất với tất cả người dùng tại một thời điểm nhất định (1 số lượng người được trải nghiệm giao diện mới, số còn lại thì không). Điều đó đồng nghĩa là Google đang triển khai chương trình thử nghiệm A/B trên giao diện mới nhằm đánh giá hiệu quả của nó thông việc thu thập dữ liệu về hành vi của người dùng

Hay ở 1 ví dụ khác, vào ngày 23 tháng 4 năm 1985, Coca-Cola tung sản phẩm mới tại thị trường Hoa Kỳ với tên gọi là New Coke. Trước khi ra mắt, sản phẩm này đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và trải qua quá trình thử nghiệm A/B. Theo các báo cáo thì tới 200.000 người đã tham gia cuộc thử nghiệm đó và đa số cho rằng họ thích hương vị của New Coke hơn so với sản phẩm cũ. Sau khi sản phẩm được ra mắt, Coca Cola chứng kiến sản phẩm này được người tiêu dùng đón nhận nồng nhiệt, không chỉ thị trường trong nước mà cả các thị trường nước ngoài. Coca-Cola cũng đã chia sẻ câu chuyện này trên website của họ.

Sơ lược về lịch sử ra đời của thử nghiệm A/B testing

Để hiểu hơn về phương pháp thử nghiệm A/B, hocmarketing.org sẽ đưa các bạn về quá khứ để tìm hiểu lịch sử ra đời của nó.

Nguồn gốc của thử nghiệm A / B được cho là bắt nguồn từ cuốn sách A Treatise of the Scurvy (Lý thuyết về bệnh Scurvy) của James Lind, phát hành năm 1753. Bệnh Scurvy là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh biến chứng khác, thậm chí là tử vong ở những người đi biển vào thế kỷ 18. Thử nghiệm lâm sàng bằng phương pháp A/B của James Lind cho thấy trái cây họ cam quýt có lợi chống lại bệnh còi, trong khi các biện pháp khắc phục khác có rất ít tác dụng.

A Treatise of the Scurvy (Lý thuyết về bệnh Scurvy) - Quyển sách được cho là khởi nguồn của phương pháp thử nghiệm A/B
A Treatise of the Scurvy (Lý thuyết về bệnh Scurvy) - Tác giả: James Lind - Quyển sách được cho là khởi nguồn của phương pháp thử nghiệm A/B

Vào năm 1924, phương pháp này được Henry Ford (nhà sáng lập Ford Motor) đưa vào sử dụng. Vào thời điểm đó, phương pháp này được ông thực hiện để để kiểm tra các thành phần khác nhau của ô tô như lốp xe và tỷ lệ trục, để xác định linh kiện nào cho kết quả tốt hơn trong quá trình thiết kế và sản xuất một mẫu xe đua.

Vào năm 1924, phương pháp thử nghiệm A/B được Henry Ford (nhà sáng lập Ford Motor) đưa vào sử dụng
Vào năm 1924, phương pháp thử nghiệm A/B được Henry Ford (nhà sáng lập Ford Motor) đưa vào sử dụng

Sau đó không lâu, một số doanh nghiệp lớn khác cũng bắt đầu đưa phương pháp này vào quá trình thử nghiệm sản phẩm của họ. Chẳng hạn như vào năm 1950, IBM áp dụng A/B vào thử nghiệm xem bộ mã nguồn phần mềm nào cho kết quả tốt hơn. Năm 1997, Amazon đã triển khai thử nghiệm A / B để so sánh mức độ hiệu quả của các giao diện website bán hàng.

Năm 1997, Amazon đã triển khai thử nghiệm A / B để so sánh mức độ hiệu quả của các giao diện website bán hàng
Năm 1997, Amazon đã triển khai thử nghiệm A / B để so sánh mức độ hiệu quả của các giao diện website bán hàng

Ngày nay, thử nghiệm A/B được sử dụng rộng rãi trong toàn bộ ngành công nghiệp internet và nó là một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị trực tuyến của các công ty.

Trong tương lai, mặc dù công nghệ mới và hệ thống tự động có thể sẽ thay thế hoàn toàn trong vài năm tới, thử nghiệm A/B vẫn mang một giá trị chưa thể thay thế.

Vai trò (công dụng) của thử nghiệm A/B trong Marketing

Thử nghiệm A/B là một phương pháp nghiên cứu được sử dụng rộng rãi trong Marketing, mang đến nhiều công dụng cho doanh nghiệp, một trong số đó có thể kể đến là:

1. Thử nghiệm A/B giúp doanh nghiệp xác định phiên bản marketing offering mang về hiệu quả cao hơn.

Thử nghiệm A/B giúp doanh nghiệp xác định phiên bản marketing offering mang về hiệu quả cao hơn

Bằng cách theo dõi, thu thập dữ liệu về hành vi phản ứng của người dùng đối với 2 phiên bản Marketing offering khác nhau, doanh nghiệp có cơ sở xác đáng để xác định phiên bản nào sẽ mang lại hiệu quả Marketing tốt hơn.

2. Thử nghiệm A/B giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro về chi phí

hử nghiệm A/B giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro về chi phí

Thông qua việc xác định đâu là phiên bản sản Marketing offering tốt hơn, doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro về chi phí và thời gian. Hãy thử tưởng tượng xem, trong trường hợp doanh nghiệp đưa một sản phẩm mới vào thị trường mà chưa qua thử nghiệm, nếu chẳng may sản phẩm đó có tác dụng phụ, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, hậu quả mà doanh nghiệp gánh chịu sẽ vô cùng to lớn.

3. Thử nghiệm A/B giúp doanh nghiệp hiểu hơn về hành vi người tiêu dùng

3. Thử nghiệm A/B giúp doanh nghiệp hiểu hơn về hành vi người tiêu dùng

Kết quả thử nghiệm A/B cũng cung cấp khá nhiều thông tin chi tiết và sâu sắc về hành vi của người tiêu dùng. Chính vì thế, sau khi trải qua quá trình thử nghiệm, doanh nghiệp cũng hiểu hơn về người tiêu dùng, từ đó mang đến những sản phẩm, dịch vụ đúng với nhu cầu và mong muốn của họ hơn, cũng như có các chương trình Marketing giúp giữ chân họ ở lại với doanh nghiệp lâu hơn

Ví dụ về các trường hợp áp dụng thành công phương pháp thử nghiệm A/B trong Marketing:

Để chứng minh lợi ích mà phương pháp này mang lại, sau đây, hocmarketing.org sẽ liệt kê một số doanh nghiệp đã áp dụng thành công thử nghiệm A/B trong Marketing:

Dropbox Bằng thử nghiệm A/B đối với bố cục màu sắc của giao diện landing page, dropbox đã có thể tăng gấp đôi số lượng user đăng ký mới.
LinkedIn LikedIn đã thử nghiệm các phiên bản khác nhau của trang chủ và có thể tăng số lần nhấp vào quảng cáo của họ lên 44% so với trước đó.
Intuit Sau khi thử nghiệm các bố cục trang chủ khác nhau (với hình lớn hơn ở trên cùng và nhiều bản sao hơn ở bên trái), họ đã tăng doanh thu trên mỗi khách truy cập lên 20-40%
Facebook Facbook luôn cố gắng tối ưu hóa quảng cáo của mình qua các thử nghiệm A/B để từ đó xác định được các cơ chế điều phối quảng cáo tốt nhất.


Quy trình thực hiện thử nghiệm A/B trong Marketing

Theo hocmarketing.org, quá trình thử nghiệm A/B trong Marketing ở hầu hết các doanh nghiệp sẽ được thực hiện theo 9 bước sau đây:

Quy trình (các bước) thực hiện thử nghiệm A/B trong Marketing

1. Xác định mục tiêu (mục đích) của cuộc thử nghiệm

Xác định mục tiêu (mục đích) của cuộc thử nghiệm

Để tiến hành thử nghiệm A/B, trước tiên bạn cần xác định mục tiêu của mình. Bạn thực hiện cuộc thử nghiệm này với mục đích gì? Kết quả của cuộc thử nghiệm được sử dụng cho hoạt động nào? Liệu rằng có phương pháp nào khác ngoài thử nghiệm A/B có thể giúp bạn giải quyết được vấn đề? Liệu rằng vấn đề bạn đang gặp phải có thực sự quan trọng vào lúc này?

Ngoài việc giúp doanh nghiệp xác định được lý do thực hiện, việc xác định mục tiêu còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro về chi phí trong trường hợp thử nghiệm A/B không thực sự cần thiết.

2. Xác định đối tượng, các tiêu chí, biến số cần được so sánh, đo đạc

Bước tiếp theo, bạn tiến hành xác định đối tượng kèm với các tiêu chí, biến số cần được đo đạc và so sánh. Giả sử đối tượng bạn bạn chọn là video clip quảng cáo chuẩn bị đưa lên Youtube, các tiêu chí có thể liên quan bao gồm nội dung, màu sắc, phong cách, âm nhạc, giọng đọc mc... với các biến số bao gồm số lượng đối tượng tiếp cận, số lược tương tác, thời gian tương tác với quảng cáo... Các tiêu chí, biến số càng cụ thể bao nhiêu thì hiệu quả của cuộc thử nghiệm càng cao bấy nhiêu.

3. Xây dựng 2 phiên bản marketing offering khác nhau

3. Xây dựng 2 phiên bản marketing offering khác nhau

Dựa trên các tiêu chí mà bạn đã chọn, bạn tiến hành tạo ra 2 phiên bản marketing offering khác nhau. Giả sử đối với ví dụ ở bước 2, bạn có thể tạo ra 2 phiên bản video quảng cáo khác nhau ở 1 hay nhiều phương diện (thời lượng, nội dung, âm nhạc, mc, hình ảnh, hiệu ứng...)

4. Xác định phương thức thử nghiệm

Xác định phương thức thử nghiệm

Sau khi đã có trong tay 2 phiên bản marketing offering cần đưa vào thử nghiệm, bước tiếp theo bạn cần làm là xác định xem cuộc thử nghiệm sẽ diễn ra như thế nào, thông qua hình thức gì, ở đâu, cần các công cụ thiết bị hỗ trợ nào. Bạn nên chia bài thi thành nhiều phần khác nhau và chỉ tập trung vào một phần tại một thời điểm. Với ví dụ video quảng cáo trên, bạn có thể chạy thử nghiệm cả 2 mẫu quảng cáo với quy mô và ngân sách nhỏ để xem thử phản ứng của họ. Như vậy những thứ bạn cần bao gồm máy tính, internet, tài khoản Youtube, thời gian chạy chiến dịch quảng cáo, đối tượng mà quảng cáo muốn tiếp cận.

5. Xác định quy mô mẫu thử nghiệm (sampling size)

Xác định quy mô mẫu thử nghiệm (sampling size)

Quy mô mẫu thử nghiệm (số lượng người tiêu dùng/khách hàng tham gia vào cuộc thử nghiệm) là một trong các tiêu chí quan trọng trong thử nghiệm A/B. Quy mô mẫu thử nghiệm quá nhỏ sẽ khiến kết quả thử nghiệm không chính xác, kém hiệu quả. Ngược lại quy mô mẫu thử nghiệm quá lớn cũng có thể gây lãng phí ngân sách của doanh nghiệp. Chính vì thế, bạn cần xác định mức quy mô hợp lý cho mẫu thử nghiệm để cân bằng giữa 2 yếu tố: hiệu quả thử nghiệm & chi phí bỏ ra.

6. Triển khai thử nghiệm & thu thập dữ liệu

Data collecting

Sau khi đã chuẩn bị tất cả 5 bước trên, đã đến lúc bạn có thể bắt đầu cuộc thử nghiệm theo kế hoạch đã đề ra. Trong quá trình này, bạn cần quan sát thật kỹ lưỡng hành vi của người tiêu dùng/khách hàng cũng như cố gắng thu thập càng nhiều dữ liệu càng tốt.

7. Phân tích

Sau khi quá trình triển khai thử nghiệm kết thúc, các dữ liệu thu thập được sẽ được tổng hợp, sắp xếp và phân tích. Để các số liệu trở nên trực quan và có ý nghĩa hơn, việc lập các biểu đồ (biểu đồ đường, tròn, cột...) là vô cùng cần thiết. Ngoài các công cụ cơ bản phục vụ cho việc xử lý số liệu như Excel, doanh nghiệp còn có thể xem xét sử dụng các công cụ chuyên biệt cho việc nghiên cứu Marketing (ví dụ: Hubspot) để giúp quá trình phân tích diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và chính xác.

8. Xác định phiên bản Marketing offering tối ưu hơn

Kết quả của quá trình phân tích cũng chính là câu trả lời cho việc xác định phiên bản Marketing offering nào tối ưu hơn. Nếu cảm thất nghi ngờ về kết quả, bạn cũng có thể tiến hành lại cuộc thử nghiệm này trên các người tiêu dùng, khách hàng khác để kiểm tra tính chính xác.

9. Ra quyết định

9. Ra quyết định

Cuối cùng, nhà quản trị Marketing hay ban lãnh đạo doanh nghiệp ra quyết định chọn phiên bản Marketing offering dựa trên kết quả phân tích.

Tổng kết

Thử nghiệm A/B là một trong các phương pháp hiệu quả để doanh nghiệp tối ưu các sản phẩm hay Marketing offering. Thử nghiệm A/B cho doanh nghiệp các ý tưởng tối ưu, cải cách dựa trên các nghiên cứu và số liệu đáng tin cậy. Ngoài ra, thử nghiệm A/B rất dễ thực hiện đối với cả doanh nghiệp nhỏ & lớn. Hy vọng qua bài viết này, hocmarketing.org đã mang đến cho các bạn những kiến thức bổ ích và thú vị.

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Thử nghiệm A/B là một phương pháp thử nghiệm để so sánh hai phiên bản của một trang web hoặc ứng dụng để xác định phiên bản nào có hiệu quả hơn.
Quy trình thực hiện thử nghiệm A/B bao gồm lên ý tưởng, thiết kế phiên bản A và phiên bản B, chọn phương thức phân phối và thu thập dữ liệu, phân tích kết quả và đưa ra quyết định.
Thử nghiệm A/B giúp các nhà quản trị website hoặc ứng dụng tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, tăng doanh số bán hàng, giảm tỷ lệ thoát trang và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Các yếu tố như tiêu đề trang, màu sắc, vị trí các phần tử trên trang, nội dung, hình ảnh, giá cả, hình thức thanh toán, v.v. đều có thể được thử nghiệm A/B.
Thử nghiệm A/B không thể đưa ra kết luận tuyệt đối vì những yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến kết quả, và việc thực hiện thử nghiệm A/B cần phải đảm bảo mẫu số đủ lớn để đưa ra kết quả đáng tin cậy.