Outbound Marketing là gì?

Outbound Marketing là gì?

Outbound Marketing là gì? Outbound Marketing khác biệt như thế nào so với Inbound Marketing. Tương lai của Outbound Marketing sẽ ra sao?

Khái niệm Outbound Marketing

Outbound Marketingtrường phái marketing mà trong đó doanh nghiệp tìm cách truyền tải các thông điệp qua các kênh truyền thông, phương tiện (gặp trực tiếp, telesale, email, sms, mạng xã hội...) nhằm thuyết phục người nghe thực hiện hành động (mua hàng, tải ứng dụng, đăng ký tham gia...) với sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đã có sẵn, bất chấp người nghe có sẵn sàng hoặc quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ đó hay không.

Outbound Marketing là gì

Đây là trường phái Marketing đã có từ rất lâu, trước khi Inbound Marketing xuất hiện và thường được gọi với cái tên Marketing cổ điển. Vào thời điểm mà Outbound Marketing vẫn còn phổ biến rộng rãi, hầu như ngân sách Marketing ở các doanh nghiệp đều chi cho việc quảng cáo và bán hàng, rất ít doanh nghiệp nào đầu tư vào hoạt động nghiên cứu thị trường, hành vi người tiêu dùng. Đến khi nền kinh tế thị trường được áp dụng hầu hết ở các quốc gia, số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường ngày càng nhiều dẫn đến mức độ cạnh tranh ngày càng tăng, Outbound Marketing càng lộ rõ điểm yếu của mình khi chi phí bỏ ra quá nhiều so với kết quả thu về, cũng như để lại ấn tượng xấu với người tiêu dùng khi họ bị làm phiền bởi những quảng cáo, các cuộc gọi cold calling.

So sánh giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing

Xem chi tiết khái niệm về Inbound Marketing

Sự xuất hiện của Inbound Marketing như một phương thức cứu cánh cho các doanh nghiệp khi Inbound Marketing khắc phục được hầu hết các nhược điểm của Outbound Marketing. Để hiểu rõ sự khác biệt giữa 2 trường phái Marketing này, chúng ta hãy cùng tham khảo qua bảng so sánh dưới đây:

So sánh Inbound Marketing vs Outbound Marketing

So sánh Inbound Marketing vs Outbound Marketing

Tương lai của Outbound Marketing

Ngày nay (năm 2020), Outbound Marketing vẫn còn xuất hiện ở một số doanh nghiệp, tổ chức và không còn phổ biến rộng rãi như trước đây nữa. Mặc dù vậy, ranh giới giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing cũng khá mong manh. Cho dù doanh nghiệp đã vạch ra chiến lược theo hướng Inbound Marketing, nếu trong quá trình tiếp cận khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp bất chấp khách hàng đó có quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của mình hay không, nghĩa là doanh nghiệp đang hoạt động theo hướng Outbound Marketing. Ngược lại, một doanh nghiệp khác trước đó thực hiện hàng loạt các chiến dịch telesales nhưng lại bắt đầu biết quan tâm đến hành vi, thái độ, trải nghiệm của người tiêu dùng và chỉ tiếp cận khách hàng tiềm năng khi cần thì đó chính là Inbound Marketing.

Đối với những doanh nghiệp, Outbound hay Inbound cũng chỉ là một phương thức, quan trọng nhất vẫn là tính hiệu quả. Có lẽ trong tương lai, sự xuất hiện của Outbound Marketing sẽ vẫn còn tồn tại, chỉ là với mức độ phổ biến thấp mà thôi.

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Outbound Marketingtrường phái marketing mà trong đó doanh nghiệp tìm cách truyền tải các thông điệp qua các kênh truyền thông, phương tiện (gặp trực tiếp, telesale, email, sms, mạng xã hội...) nhằm thuyết phục người nghe thực hiện hành động (mua hàng, tải ứng dụng, đăng ký tham gia...) với sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đã có sẵn, bất chấp người nghe có sẵn sàng hoặc quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ đó hay không.
Đây là trường phái Marketing đã có từ rất lâu, trước khi Inbound Marketing xuất hiện và thường được gọi với cái tên Marketing cổ điển. Vào thời điểm mà Outbound Marketing vẫn còn phổ biến rộng rãi, hầu như ngân sách Marketing ở các doanh nghiệp đều chi cho việc quảng cáo và bán hàng, rất ít doanh nghiệp nào đầu tư vào hoạt động nghiên cứu thị trường, hành vi người tiêu dùng. Đến khi nền kinh tế thị trường được áp dụng hầu hết ở các quốc gia, số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường ngày càng nhiều dẫn đến mức độ cạnh tranh ngày càng tăng, Outbound Marketing càng lộ rõ điểm yếu của mình khi chi phí bỏ ra quá nhiều so với kết quả thu về, cũng như để lại ấn tượng xấu với người tiêu dùng khi họ bị làm phiền bởi những quảng cáo, các cuộc gọi cold calling.
Ngày nay (năm 2020), Outbound Marketing vẫn còn xuất hiện ở một số doanh nghiệp, tổ chức và không còn phổ biến rộng rãi như trước đây nữa. Mặc dù vậy, ranh giới giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing cũng khá mong manh. Mặc dù doanh nghiệp đã vạch ra chiến lược theo hướng Inbound Marketing, nếu trong quá trình tiếp cận khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp bất chấp khách hàng đó có quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của mình hay không, nghĩa là doanh nghiệp đang hoạt động theo hướng Outbound Marketing. Ngược lại, một doanh nghiệp khác trước đó thực hiện hàng loạt các chiến dịch telesales nhưng lại bắt đầu biết quan tâm đến hành vi, thái độ, trải nghiệm của người tiêu dùng và chỉ tiếp cận khách hàng tiềm năng khi cần thì đó chính là Inbound Marketing.